Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

xét xét cho giảm tỷ lệ đóng BHXH 4% (trở về mức đóng BHXH năm 2010 là DN đóng 16% + người lao động đóng 6%) ngay từ Quý 1/2018

Thứ bẩy, 31-01-2018 | 17:14:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: xét xét cho giảm tỷ lệ đóng BHXH 4% (trở về mức đóng BHXH năm 2010 là DN đóng 16% + người lao động đóng 6%) ngay từ Quý 1/2018

Tình trạng: Chưa phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Công văn: 0139A/PTM - VP, Ngày: 23/01/2018

Nội dung kiến nghị:

Lí do kiến nghị: Giảm các khoản đóng BHXH của DN & người lao động từ năm 2018 là vấn đề cấp bách và tất yếu khách quan, bởi các lý do sau:

  1. Mức đóng BHXH (gồm BH hưu trí, BH y tế, BH thất nghiệp) tại Việt Nam đang cao nhất trong khu vực: Mức đóng BHXH (gồm BH hưu trí, BH y tế, BH thất nghiệp) tại Việt Nam đang cao nhất khu vực ASEAN, khi lên tới 32% mức lương tháng (DN đóng 22%, người lao động đóng 10%). Đó là chưa kể 3% phí công đoàn (DN đóng 2%, người lao động đóng 1%). Trong khi đó, cùng khu vực, Malaysia chỉ phải đóng BHXH chiếm 13% lương tháng, Philippines là 10%, Indonesia 8%, còn Thái Lan 5%,....
  2. Mức đóng BHXH đảm bảo hài hòa lợi ích giữa DN và người lao động

Đối với DN, đặc biệt là DN thủy sản, người lao động là một tài sản quý, vì đó là cơ sở và nền tảng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Lợi ích của DN và người lao động phải hài hòa. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, DN phải tiết giảm chi phí để tồn tại. Chính Phủ và các Bộ ngành đã thực sự giúp DN việc này trong thời gian qua, nhưng chi phí lao động ngày một tăng cao khi năng suất lao động tăng rất ít. DN muốn đóng các khoản an sinh xã hội để khi người lao động nghỉ việc hoặc nghỉ hưu trí lãnh chế độ bớt khó khăn hơn trong cuộc sống, nhưng trước hết phải làm sao sản xuất – kinh doanh phải tốt & tồn tại được. Do đó trong giai đoạn quá độ vẫn cần một lực kéo mạnh (mà đầu tàu là Nhà nước ) giúp người lao động & Người sử dụng xích lại gần nhau một cách hài hòa & tự nhiên  (Tránh  mâu thuẫn /trả giá bằng phản kháng, gây thiệt hại cho cả DN & XH).

  1. Bảy gánh nặng về chi phí đang dồn trên vai DN kể từ năm 2018 khiến năng lực cạnh tranh của DN giảm sút, cụ thể là:
  • Tăng Lương Tối thiểu Vùng làm tăng chi phí Tiền lương nói chung.
  • Tăng Lương Tối thiểu Vùng làm tăng chi phí BHXH bắt buộc
  • Tăng Lương Tối thiểu Vùng làm tăng chi phí trích nộp KP công đoàn
  • Đối tượng đóng BHXH Mở rộng từ năm 2018 (người lao động ký hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên cũng đóng BHXH).
  • Mở rộng thu nhập làm căn cứ đóng BHXH (đóng BHXH theo tổng thu nhập) từ năm 2018
  • Mức đóng BHYT cho gia đình được giảm theo số lượng người tham gia BHYT nhưng mức đóng BHYT cho DN vẫn giữ nguyên 100%, không được giảm theo số lượng người tham gia.

Từ năm 2018, các mức phí đóng BHXH được tính mở rộng trên danh mục tổng thu nhập chứ không còn chỉ đóng trên mức lương cơ bản của người lao động như trước đây.


Đơn vị phản hồi: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Công văn: , Ngày:

Nội dung trả lời:

Ý kiến bạn đọc (0)