Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Một số nội dung của Dự thảo sửa đổi luật Lao động Việt Nam 2019. KOCHAM là Hiệp hội đại diện cho hơn 7.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc tuyển dụng hơn 1 triệu lao động Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào việc giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của người dân Việt Nam. Tại buổi “Hội thảo về Luật lao động Việt Nam 2019” do Kocham tổ chức ngày 4 tháng 9 vừa qua, chúng tôi đã tiếp nhận được nhiều ý kiến của các doanh nghiệp Hàn Quốc liên quan đến những vấn đề trong Dự thảo sửa đổi Luật lao động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam. Chúng tôi xin chuyển tiếp các kiến nghị của các doanh nghiệp Hàn Quốc để quý cơ quan xem xét, sửa đổi nội dung Dự thảo một cách hợp lý.

Thứ sáu, 17-10-2019 | 09:22:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Một số nội dung của Dự thảo sửa đổi luật Lao động Việt Nam 2019. KOCHAM là Hiệp hội đại diện cho hơn 7.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc tuyển dụng hơn 1 triệu lao động Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào việc giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của người dân Việt Nam. Tại buổi “Hội thảo về Luật lao động Việt Nam 2019” do Kocham tổ chức ngày 4 tháng 9 vừa qua, chúng tôi đã tiếp nhận được nhiều ý kiến của các doanh nghiệp Hàn Quốc liên quan đến những vấn đề trong Dự thảo sửa đổi Luật lao động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam. Chúng tôi xin chuyển tiếp các kiến nghị của các doanh nghiệp Hàn Quốc để quý cơ quan xem xét, sửa đổi nội dung Dự thảo một cách hợp lý.

Tình trạng: Chưa phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh (KOCHAM)

Công văn: 2433/PTM - KHTH, Ngày: 16/10/2019

Nội dung kiến nghị:

 1. Về việc gia hạn giấy phép lao động(GPLĐ) đối với người lao động nước ngoài

Theo quy định trong Dự thảo về thời hạn của giấy phép lao động, người lao động nước ngoài chỉ được gia hạn giấy phép lao động 1 lần tối đa 2 năm, vậy tổng cộng chỉ được làm việc 4 năm. Như vậy, nếu trường hợp người lao động này muốn tiếp tục làm việc tại Việt Nam thì phải xin cấp mới giấy phép lao động cùng với visa. Trường hợp này, người lao động phải quay về nước để làm lại các hồ sơ liên quan, việc này đối với cả doanh nghiệp và người lao động nước ngoài đều rất tốn thời gian, chi phí và công việc cũng bị gián đoạn.

Đặc biệt, đa số những lao động nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đều không phải là lao động phổ thông mà là các nhà quản lý, kỹ sư hoặc chuyên gia, là những người làm việc lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm, kiến thức cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp, nếu áp dụng quy định như đối với lao động phổ thông là rất thiệt thòi cho họ. Do đó, chúng tôi đề nghị quý cơ quan xem xét sửa đổi luật thành miễn hoặc đơn giản hóa thủ tục gia hạn GPLĐ, hoặc gia hạn GPLĐ dài hạn trên 5 năm đối với những đối tượng là kỹ sư, chuyên gia người nước ngoài nêu trên, để họ được góp phần đóng góp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và nền kinh tế của Việt Nam.

  1. Về việc giảm giờ làm tối đa hàng tuần (44 giờ)

Theo Dự thảo sửa đổi Luật lao động Việt Nam gần đây quy định giảm giờ làm tối đa hàng tuần từ 48 giờ xuống 44 giờ. Chúng tôi rất lo lắng quy định này sẽ ảnh hưởng xấu đến những ngành sản xuất quan trọng thâm dụng nhiều lao động và toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam.

Trong khi đó, theo số liệu của cục Thống kê Việt Nam (GSO) năm 2018, các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, cùng với các công ty sản xuất và gia công giày da, túi xách, linh kiện điện tử chiếm đến 14.7% (36 tỷ USD) tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (245 tỷ USD). Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang trong tình trạng thiếu hụt lao động thì nếu phải tuyển thêm lao động mới sẽ làm cho doanh thu giảm sút, kết cục thì những ngành thâm dụng nhiều lao động này sẽ sụp đổ. Đặc biệt, mặc dù lĩnh vực dệt sợi và may mặc được dự đoán là lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất từ những Hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết gần đây với các quốc gia giao thương chủ yếu như EVFTA và CPTTP, là lĩnh vực xuất khẩu chính của Việt Nam với mục tiêu đạt 40 tỷ USD năm nay, tuy nhiên tất cả các ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Thời gian làm việc hàng tuần giảm 4 giờ có nghĩa là 1 năm giảm 208 giờ làm việc. Chúng tôi lo lắng điều này không chỉ làm cho quy mô sản xuất của doanh nghiệp bị thu hẹp mà cả quy mô nền kinh tế của Việt Nam cũng bị thu hẹp và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng bị chậm lại một cách hiển nhiên.

Xin nói thêm là, việc giảm 4 giờ làm mỗi tuần tức giảm 208 giờ làm mỗi năm làm cho thời gian tính lương căn bản giảm xuống và đơn giá lương theo giờ tăng 9.1%, lương làm thêm giờ tăng trên 1.13%, kết cục thời gian làm việc bằng với khoảng thời gian hiện nay nhưng chi phí tiền lương tăng thêm 10.23%. Theo đó, ảnh hưởng xấu đến doanh thu của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lao động sẽ bị tổn thất lớn.

 Việt Nam hiện nay là quốc gia tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng vẫn là nước đang phát triển, có sức cạnh tranh so với các nước lân cận nhờ giá nhân công rẻ. Để lợi thế của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, đầu tàu phát triển của nền kinh tế Việt Nam không bị biến mất, chúng tôi đề nghị giữ nguyên thời gian làm việc tối đa hàng tuần như hiện hành là 48 giờ.

  1. Về việc tăng thời gian làm thêm tối đa 400 giờ/năm

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam quy định thời gian làm thêm đối với các ngành thông thường tối đa 200 giờ/năm, một số ngành (dệt sợi, may mặc, giày da...) giới hạn tối đa 300 giờ/năm. Lượng thời gian này còn rất thấp so với tiêu chuẩn của các nước lân cận, đây sẽ là chướng ngại vật trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng GDP và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đang bị uy hiếp bởi tỉ lệ tăng lương tối thiểu vùng theo dốc đứng và tính cạnh tranh xuất khẩu toàn cầu giảm do năng suất lao động thấp hơn các nước lân cận.

Bất chấp sự không chắc chắn trong tranh chấp thương mại Mỹ-Trung, nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang tìm đến Việt Nam vì các chính sách thân thiện của Chính phủ Việt Nam và sự siêng năng của người lao động Việt Nam. Việt Nam nên nắm lấy những cơ hội này làm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Do đó, Hiệp hội KOCHAM rất đồng cảm và tán thành việc nới lỏng quy định về thời gian làm thêm giờ đối với lĩnh vực thông thường tối đa là 300 giờ/năm và một số ngành (dệt sợi, may mặc, giày da...) tối đa 400 giờ/năm trong Dự thảo sửa đổi Luật lao động của Chính phủ Việt Nam.

  1. Về việc tính lương làm thêm giờ lũy tiến

Theo Dự thảo sửa đổi Luật Lao động, việc tính lương làm thêm giờ được xem xét quy định theo 2 phương pháp lũy tiến sau:

(1) Giữ cách tính lương làm thêm giờ ngày thường như hiện hành (150%), việc trả lương lũy tiến cao hơn quy định này do hai bên thỏa thuận để thực hiện.

(2) Quy định cụ thể cách tính lũy tiến: Làm thêm giờ ngày thường 2 giờ đầu = 150%, giờ thứ 3 = 165%, giờ thứ 4 = 180%

Ở phương án (1), việc tính lương lũy tiến cao hơn quy định hiện hành theo hai bên thỏa thuận: có nhiều tranh cãi mỗi khi thỏa thuận hàng năm, dự đoán đây có thể sẽ trở thành nguyên nhân gây nên tranh chấp lao động tại doanh nghiệp.

Và ở phương án (2), việc quy định cụ thể cách tính lũy tiến theo giờ: đại đa số các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt sợi, may mặc, giày da đều vận hành theo 2 ca hoặc 3 ca, phạm vi áp dụng và cách tính trên không chỉ rất phức tạp mà còn là yếu tố làm tăng chi phí và NLĐ có thể lợi dụng quy định này cố tình trì hoãn công việc.

Nếu sửa đổi luật theo 2 phương án trên thì dự đoán đây sẽ là yếu tố tạo ra việc tăng lương bất thường của toàn thể NLĐ một cách cơ bản. Hơn hết, để tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp sẽ phải tuyển dụng thêm lao động để làm việc vào thời gian bình thường và như vậy thì phải đầu tư thêm thiết bị sản xuất và sẽ tốn thêm chi phí. Chúng tôi lo lắng việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, không chỉ làm cho các doanh nghiệp nước ngoài mà cả các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cũng cũng bị giảm sức cạnh tranh, về lâu dài các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ chuyển cơ sở sản xuất sang các nước lân cận.

Do đó, chúng tôi đề nghị bảo lưu 2 phương án trên và duy trì phương pháp tính lương làm thêm giờ như hiện hành của ngày thường là 150%.

  1. Về việc cho phép thành lập thêm Tổ chức đại diện người lao động trong doanh nghiệp

Theo Dự thảo sửa đổi Luật lao động quy định, từ năm 2021 có thể thành lập hơn 2 tổ chức đại diện NLĐ trong doanh nghiệp. Hiệp hội KOCHAM lo lắng sẽ có nhiều vấn đề nghiêm trọng phát sinh như sau:

Trường hợp thực hiện chế độ thêm tổ chức đại diện NLĐ như Dự thảo, khi đó doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thỏa thuận mọi vấn đề về lao động với tất cả các tổ chức đại diện NLĐ, cùng một vấn đề nhưng tổ chức này thỏa thuận được, còn tổ chức khác lại không thỏa thuận được thì sẽ diễn ra các cuộc đình công. Việc này có thể nhìn thấy ở nước láng giềng Campuchia.

Ngoài ra, tổ chức ngay từ đầu được thành lập với chủ ý công kích công ty, nếu đi vào hoạt động thì sẽ rất khó để công ty chuẩn bị biện pháp đối ứng. Như vậy, việc thành lập thêm tổ chức đại diện NLĐ trong doanh nghiệp sẽ làm cho doanh nghiệp cả năm phải lưu tâm đến các tổ chức đại diện NLĐ này mà không thể tập trung vào việc kinh doanh.

Trước tình hình kinh tế thay đổi liên tục, quan điểm của các doanh nhân – người luôn phải đối ứng tức thì để giảm thiểu mâu thuẩn lao động trong doanh nghiệp, là việc quy định cho phép thành lập nhiều tổ chức đại diện NLĐ trong doanh nghiệp sẽ làm giảm khả năng kinh doanh của doanh nghiệp nên đề nghị loại bỏ quy định này trong Dự thảo.


Đơn vị phản hồi: Bộ Trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Công văn: , Ngày:

Nội dung trả lời:

Ý kiến bạn đọc (0)