Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục các giải pháp để siết chặt quản lý kinh doanh vận tải, kiểm soát tải trọng xe. Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, lãnh đạo các tỉnh, thành phố từ Trung ương đến các địa phương đã quyết liệt xử lý các phương tiện chở quá tải trọng cho phép tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, giúp thị trường vận tải được ổn định, không còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay lại xuất hiện tình trạng chở hàng quá tải trên một số tuyến đường, đặc biệt tại các bến thủy nội địa như bến Kênh Vàng, Bắc Ninh, nhiều sà lan vận chuyển hàng tập kết xếp lên xe vượt quá tải trọng từ 100 - 150%. Do đó, các doanh nghiệp chấp hành chở đúng tải có nguy cơ mất hàng do không cạnh tranh được với giá chở quá tải. Vì vậy, cần duy trì các trạm cân ở một số tuyến đường có mật độ phương tiện qua lại nhiều hoặc tại các trạm thu phí cầu đường triển khai các giải pháp để kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi chở quá tải như hiện nay.

Thứ năm, 12-06-2017 | 10:20:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục các giải pháp để siết chặt quản lý kinh doanh vận tải, kiểm soát tải trọng xe. Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, lãnh đạo các tỉnh, thành phố từ Trung ương đến các địa phương đã quyết liệt xử lý các phương tiện chở quá tải trọng cho phép tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, giúp thị trường vận tải được ổn định, không còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay lại xuất hiện tình trạng chở hàng quá tải trên một số tuyến đường, đặc biệt tại các bến thủy nội địa như bến Kênh Vàng, Bắc Ninh, nhiều sà lan vận chuyển hàng tập kết xếp lên xe vượt quá tải trọng từ 100 - 150%. Do đó, các doanh nghiệp chấp hành chở đúng tải có nguy cơ mất hàng do không cạnh tranh được với giá chở quá tải. Vì vậy, cần duy trì các trạm cân ở một số tuyến đường có mật độ phương tiện qua lại nhiều hoặc tại các trạm thu phí cầu đường triển khai các giải pháp để kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi chở quá tải như hiện nay.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: VCCI Hải Phòng

Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục các giải pháp để siết chặt quản lý kinh doanh vận tải, kiểm soát tải trọng xe. Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, lãnh đạo các tỉnh, thành phố từ Trung ương đến các địa phương đã quyết liệt xử lý các phương tiện chở quá tải trọng cho phép tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải,  giúp thị trường vận tải được ổn định, không còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay lại xuất hiện tình trạng chở hàng quá tải trên một số tuyến đường, đặc biệt tại các bến thủy nội địa như bến Kênh Vàng, Bắc Ninh, nhiều sà lan vận chuyển hàng tập kết xếp lên xe vượt quá tải trọng từ 100 -  150%. Do đó, các doanh nghiệp chấp hành chở đúng tải có nguy cơ mất hàng do không cạnh tranh được với giá chở quá tải. Vì vậy, cần duy trì các trạm cân ở một số tuyến đường có mật độ phương tiện qua lại nhiều hoặc tại các trạm thu phí cầu đường triển khai các giải pháp để kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi chở quá tải như hiện nay.


Đơn vị phản hồi: Bộ Giao thông Vận tải

Công văn: 4926/BGTVT - VP, Ngày: 09/05/2017

Nội dung trả lời:

1. Đối với công tác quản lý vận tải:

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ cuối năm 2015 trở lại đây Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cũng như Bộ Công an, Bộ GTVT đã rất quan tâm chỉ đạo để tăng cường công tác quản lý vận tải, đảm bảo ừật tự an toàn giao thông; Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chỉ đạo Thanh tra GTVT phối họp với Cảnh sát giao thông và lực lượng chức năng tại địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ năm 2008; đặc biệt là việc chở quá số người quy định, tình trạng “xe dù, bến cóc”, xe trá hình tuyến cố định, xe chở quá tải trọng, quá số người theo quy địrứi và đạt được kết quả ban đầu.
Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải và xử lý triệt để hiện tượng “xe dù, bến cóc”, xe trá hình tuyến cố định, xe chở quá tải trọng cho phép tham gia giao thông, quá số người theo quy định góp phần giữ nghiêm kỷ cương trong lĩnh vực vận tải, lập lại trật tự giao thồng và tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, kinh doanh bình đẳng trước pháp luật, Bộ GTVT đã xây dựng Nghị định dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (trình Chính phủ ngày 19/4/2017); đồng thòi giao Tổng cục ĐBVN nghiên cứu, đề xuất báo cáo Bộ GTVT bổ sung quy định, chế tài xử lý vi phạm vào các văn bản QPPL có liên quan khi sửa đổi bổ sung hoặc văn bản thay thế trong thời gian tới.

2. Đối với công tác kiểm soát tải trọng phương tiện:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và tăng cường kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ (tại các Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 10/01/2013, số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013), ngày 21/11/2013, liên Bọ Cong an - Bộ GTVT đã ban hành Kế hoạch liên ngành so 12593/KHPH-BGTVT-BCA về phối hợp thực hiện kiểm soát, xử lý vi phạm chở hàng vượt quá tải trọng của xe ô tô; kế hoạch được thực hiện đồng loạt trên toàn quốc từ ngày 01/4/2014.

Sau hơn 02 năm thực hiện, ngày 30/8/2016, hai Bộ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA. Tại Hội nghị này, hai Bộ đánh giá kết quả triển khai thực hiện, cơ bản đã đạt được mục tiêu, yêu cầu của Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA đề ra, vi phạm quá tải trọng đã giảm trên 92%, ý thức của người tham gia giao thông và các cơ quan quản lý về vận tải đường bộ đã được nâng cao. Vì vậy, hai Bộ thống nhất kết thúc thực hiện Kế hoạch liên ngành số 12593/KHPH-BGTVT-BCA và thống nhất chủ trương chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe trong thời gian tới theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng được pháp luật quy định. Theo đó, lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát lưu động để phát hiện, xử lý các vi phạm về tải trọng xe trên các tuyến giao thông; lực lượng Thanh tra giao thông tập trung kiểm soát tải trọng xe tại nơi xuất phát, các điểm tập kết hàng hóa, kho cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu và tại các điểm đặt thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ do ngành GTVT quản lý.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc thực hiện Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT- BCA, tình hình xe quá tải trọng cho phép tham gia giao thông trên đường bộ tại một số địa phương đang có diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

Nguyên nhân chủ yếu là do: sau khi lực lượng Cảnh sát giao thông rút không tham gia phối hơp hoạt động tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, các địa phương đang chỉ đạo Sở GTVT kiên toàn, tổ chức lại lực lượng hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe, một số chủ xe, lái xe lợi dụng khoảng thời gian các Trạm tạm dừng hoạt động để thực hiện hành vi chở hàng hóa quá tải trọng cho phép; ngoài ra, tại một số địa phương sau hơn 02 năm triển khai Ke hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA thấy tình trạng xe quá tải cơ bản được ngăn chặn và kéo giảm nên đã có biểu hiện chủ quan, lơi lỏng trong triển khai nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn, chậm triển khai việc kiện toàn, tổ chức lại lực lượng hoạt động tại Trạm kiềm tra tải trọng xe lưu động.

Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng xe, kịp thời ngăn chặn tái diễn và tiến tớị chấm dứt tình trạng xe ô tô vi phạm tải trọng, cơi nới kích thước thùng xe tại các địa phương, Bộ GTVT đã và đang chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

(1)     Đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; đồng thời, đã ban hành Kế hoạch số 12885/KH-BGTVT ngày 01/11/2016 về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.

(2)   Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm phảp luật liên quan đến kiểm soát tải trọng xe: đã ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT ngày 28/02/2017 quy định quy trình sừ dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuột nghiệp vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; đồng thời, đang triển khai sừa. đổi Thông tư số 10/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ cho phù hợp và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công tác kiểm soát tải trọng xe.

(3) Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định theo Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt (tại Quyết định số 1885/QĐ- TTg ngày 30 tháng 9 năm 2016); hiện đang chỉ đạo Tồng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương hoàn thiện thiết kế mô hình mẫu Trạm kiểm ưa tải trọng xe cố định để làm cơ sở triển khai ỉắp đặt tại các vị trí Trạm theo quy hoạch được phê duyệt.

(4)    Phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở GTVT: quản lý, vận hành các Trạm kiểm tra tải trọng xe (do Bộ GTVT trang cấp) và kiện toàn, tổ chức lại hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe phù hợp với tình hình của địa phương; rà soát, kiểm tra tại các đơn vị, địa phương về việc tổ chức ký cam kết kiểm soát tải trọng phương tiện, không chở hàng quá trọng tải, không xẹp hàng hóa lên xe quá trọng tải cho phép; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện cam kết đã ký.

(5)    Đẩy mạnh công tác tụyên truyền phổ biến pháp luật về kiểm soát tải trọng phương tiện; đã có văn bản giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền đến Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ và cử tri của một số địa phương những quy định mới của pháp luật về kiểm soát tải trọng xe; đồng thời, đã tổ chức 03 Hội nghị tập huấn để hướng dẫn và nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng Thanh tra ngành GTVT trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng.

(6)   Tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Bộ GTVT đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng xe tại các cảng biển, các mỏ vật liệu trên địa bàn một số địa phương; đồng thời, phối hợp với ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tổ chức 02 Đoàn Kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ tại một số địa phương (như: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương...).

(7) Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan tham mưu nghiên cứu để xây dựng Quy chế phối hợp mới giữa Bộ GTVT với Bộ Công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng nhằm đáp ứng và phù hợp với yêu cầu thực tiên.

3. về tình trạng chở hàng quá tải trên một số tuyến đường, đặc biệt tại các bến thủy nội địa như bén Kênh Vàng tỉnh Bắc Ninh, nhiều sà lan vận chuyển hàng tập kết xếp lên xe vượt quá tải trọng từ 100-150%:

-    Từ tháng 4 năm 2016, Sở GTVT Bắc Ninh đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở thường xuyên tuần tra, kiểm soát nhất là những đợt có hàng tập kết về cảng, qua đó đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp xe quá tải. Ket quả kiếm tra, đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 07 trường hợp với số tiền 26.800.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 trường hợp và yêu cầu chủ cảng (bến) ký cam kết về không xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá tải trọng cho phép tham gia giao thông.
Từ ngày 25/8-10/9/2019, Thanh tra Sở GTVT đã tổ chức thanh tra bến thủy nội địa An Dân, theo đó bến An Dân đã ký cam kết với các cơ quan có liên quan về việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về bốc xép hành hóa lên xe ô tô đảm bảo không vượt quá trọng tải. Tuy nhiên, bến đã dừng hoạt động .từ tháng 6 năm 2016 đo tuyến đường đê đi vào bến đang thi công, vì thế các phương tiện ồ tô không đi lại được vào bến, do vậy Đoàn Thanh ừa không phát hiện được trường hợp nào vi phạm vượt quá tải trọng cho phép.

 

Ý kiến bạn đọc (0)