VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 7, 03/05/2025 | English | Vietnamese

Trang chủTin tổng hợpThị trường nội địa: Động lực sống còn cho doanh nghiệp Việt

Thị trường nội địa: Động lực sống còn cho doanh nghiệp Việt

11:10:00 AM GMT+7Thứ 7, 26/04/2025

Dù được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới, thị trường nội địa vẫn tăng chậm. Theo chuyên gia, kích cầu cần bắt đầu từ nâng thu nhập, tạo nhu cầu thực và khôi phục niềm tin tiêu dùng.

Tương lai của doanh nghiệp là thị trường nội địa

Tại tọa đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước", diễn ra ngày 25/5, PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump buộc Việt Nam phải xem lại mô hình phát triển, trong đó cốt lõi là thị trường trong nước.

Theo ông Thiên, dữ liệu cho thấy trong cấu trúc GDP, khu vực tư nhân chiếm sản lượng 51% còn khu vực FDI chiếm 20-22%. Tuy nhiên, xuất khẩu của khu vực trong nước chỉ chiếm 25-27%, trong đó khu vực FDI chiếm hơn 70%. Kim ngạch xuất khẩu tương đương GDP của Việt Nam.

Từ đó, doanh nghiệp nội địa chủ yếu phục vụ thị trường nội địa và tương lai của khu vực doanh nghiệp trong nước là thị trường nội địa. Cần đặt vấn đề khảo sát thị trường nội địa gắn với khu vực tư nhân nội địa, vốn chiếm 84% thị trường lao động. Nếu khu vực này không ổn, động lực tăng trưởng sẽ không được đảm bảo. Những vấn đề căn cơ không được bàn đến nơi đến chốn.

Tổng thống Trump đánh thuế quan không chỉ nhắm vào xuất khẩu của Trung Quốc mà còn thị trường tiêu dùng trong nước của Trung Quốc, bởi thị trường nội địa Trung Quốc hiện rất yếu, trong khi Trung Quốc không thể thay đổi mô hình phát triển nhanh được.

Trong khi đó, tỉ lệ tiêu dùng trên GDP ở Việt Nam cao, nhưng cấu trúc thị trường gặp nhiều "điểm nghẽn", tốc độ lưu thông thị trường chậm, vòng quay tiền ở Việt Nam thấp.

PGS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

"Đây là vấn đề cơ bản để đi tìm giải pháp chiến lược. Chính sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc có tác động mạnh đến thị trường nội địa, nền sản xuất, việc làm và thu nhập của lao động Việt Nam. Về ngắn hạn, câu chuyện suy giảm của thị trường Trung Quốc là nguy cơ đối với Việt Nam", PGS. TS Trần Đình Thiên nói.

Đơn cử, khi sàn thương mại điện tử Trung Quốc Temu vừa đăng ký hoạt động tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử Việt Nam có nhiều xáo trộn. Do đó, ông Thiên chỉ ra cần đánh giá xem chính sách tín dụng hiện nay có giúp doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với Temu được không.

Đối với chương trình kích cầu nội địa, cần bàn xu hướng, triển vọng, tác động của thị trường thương mại điện tử trong bối cảnh thị trường thế giới biến động như hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp về thay đổi mô hình phát triển kinh tế.

Về cơ bản, đất nước cần tập trung bàn những vấn đề căn cơ, gắn với doanh nghiệp, công nghiệp, cấu trúc thương mại, gồm những vấn đề sinh tử, buộc chúng ta tư duy lại toàn bộ cấu trúc phát triển, sống còn hiện nay.

"Trong bối cảnh rủi ro suy thoái thế giới rõ ràng, Việt Nam cần bơm tiền để "tháo" đầu tư ra, tăng dòng chảy của tiền. Đó là những cách cơ bản, khơi thông được thị trường vốn lớn", nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói.

Đẩy mạnh sức hấp dẫn thị trường tiêu dùng Việt Nam

Tại tọa đàm, GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch danh dự VAFIE cho rằng, dù bàn nhiều về thị trường trong nước nhưng hiện tại vẫn ít quan tâm đến chính sách thị trường trong nước.

"Cách đây 15 năm là ưu tiên hàng Việt Nam, cách tiếp cận như vậy giờ không thích hợp. Ví dụ, ở Nhật Bản, hàng tốt nhất là người Nhật tiêu dùng, như thế họ mới cố gắng sản xuất tốt hơn nữa. Tóm lại, nên thay đổi cách tiếp cận, ưu tiên hàng Việt Nam bằng cách khuyến khích việc sản xuất cho người Việt Nam sử dụng sản phẩm chất lượng cao, giá hợp lý", GS. TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Đồng thời, ông cũng đặt ra câu hỏi nước ta là nước có thu nhập trung bình cao và đang tiến tới thu nhập cao, nếu không giải quyết đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thôn Hiện nay, doanh nghiệp Việt đủ sức để thay thế nước ngoài để làm ô tô, xe máy, xây dựng, khách sạn,… năng lực của doanh nghiệp Việt từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn đủ sức làm, thậm chí làm tốt hơn, chất lượng tốt hơn, công trình xây dựng nhanh hơn. Nếu muốn tiêu dùng nội địa, kích cầu thì phải nhấn mạnh đặc thù trong nước.

GS. TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch danh dự VAFIE.

Theo đó, ông đề xuất cần thực hiện 7 giải pháp: Đổi mới thể chế, luật pháp liên quan đến thị trường; đổi mới chính sách có liên quan đến thị trường; các doanh nghiệp cũng cần thay đổi chiến lược kinh doanh với tầm nhìn trung và dài hạn dựa trên nghiên cứu thị trường và dự báo biến động thị trường; doanh nghiệp cần có chiến lược hình ảnh và thương hiệu, hiện có rất ít thương hiệu mạnh, cần khuyến khích DN xây dựng hình ảnh; nâng cao năng lực quản trị của DN; tăng cường đầu tư R&D và bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Ngoài ra cần khuyến khích DN trong nước liên kết theo chuỗi, tham gia chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu, như vậy sẽ có loạt doanh nghiệp quy mô lớn đủ sức cạnh tranh với các DN nước ngoài.

Đây là những giải pháp cần thiết, giúp thị trường trong nước không chỉ hấp dẫn với người Việt Nam, doanh nghiệp trong nước mà còn với doanh nghiệp nước ngoài.

TheoTiểu Vy (Tạp chí điện tử Đầu tư Tài chính)
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global