VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 7, 02/11/2024 | English | Vietnamese

Trang chủDoanh nghiệpQuản trị pháp lý doanh nghiệp: Góp phần hạn chế rủi ro tranh chấp trong kinh doanh

Quản trị pháp lý doanh nghiệp: Góp phần hạn chế rủi ro tranh chấp trong kinh doanh

09:48:00 AM GMT+7Thứ 5, 31/10/2024

Ngày 30/10 tại khách sạn Riverside quận 1 Tp.HCM, đã diễn ra Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và đảm bảo an toàn pháp lý đối với doanh nghiệp” do Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) tổ chức.

Tiếp nối chủ đề "Chiến lược Quản trị tài chính trong doanh nghiệp", chủ đề “Chiến lược Quản trị pháp lý trong doanh nghiệp” được tổ chức nối tiếp để đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa tăng trưởng vừa đảm bảo quản trị pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị điều hành của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ Hội thảo các diễn giả sẽ cùng chia sẻ các giải pháp, chiến lược quản lý pháp lý mà doanh nghiệp có thể áp dụng ngay vào thực tiễn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể củng cố cố định thức quản trị pháp lý, giảm thiểu rủi ro và cung cấp sự phát triển vững chắc.

Để mở đầu phiên thảo luận, Ông Phạm Xuân Sang, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) phát biểu dẫn đề thông qua việc nêu bật chính sách pháp luật mới, mục đích của quản trị pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị điều hành của doanh nghiệp. 

Mở đầu phiên thảo luận, Ông Phạm Xuân Sang, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) phát biểu nêu bật chính sách pháp luật mới

Mở đầu phiên thảo luận, Ông Phạm Xuân Sang, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) phát biểu nêu bật chính sách pháp luật mới

Chủ đề “Chiến lược Quản trị pháp lý trong doanh nghiệp" được điều phối bởi bà Đặng Diệu Phương Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) và bàn luận bởi 3 diễn giả là lãnh đạo, luật sư pháp lý uy tín: Bà Nguyễn Thị Cẩm Ninh - Giám đốc Pháp lý & Tuân thủ Công ty Nestle Việt Nam, Luật sư Tian  (Trung Quốc), Văn phòng Luật sư TAHOTA; và Luật sư Nguyễn Hoàng Chương, Trưởng phòng Pháp lý Cấp cao, Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Thái.  Câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các diễn giả : “Thế nào là quản trị pháp lý cho doanh nghiệp?”.

Chủ đề “Chiến lược Quản trị pháp lý trong doanh nghiệp được bàn luận bởi 3 diễn giả là lãnh đạo, luật sư pháp lý uy tín.

Chủ đề “Chiến lược Quản trị pháp lý trong doanh nghiệp" được bàn luận bởi 3 diễn giả là lãnh đạo, luật sư pháp lý uy tín.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Ninh - Giám đốc Pháp lý & Tuân thủ Công ty Nestle Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo: “Mặc dù việc quản trị pháp lý không trực tiếp mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng tính bền vững và khả năng phát triển của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ việc quản trị và kiểm soát rủi ro pháp lý. Để doanh nghiệp tồn tại, hệ thống pháp lý đầy đủ sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế những tranh chấp, rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp”.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Ninh - Giám đốc Pháp lý & Tuân thủ Công ty Nestle Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Ninh - Giám đốc Pháp lý & Tuân thủ Công ty Nestle Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo.

Luật sư Nguyễn Hoàng Chương, Trưởng phòng Pháp lý Cấp cao, Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Thái bổ sung thêm: "Trong quá trình kinh doanh có thể phát sinh khả năng xảy ra những tranh chấp, những rắc rối về pháp lý như sở hữu trí tuệ, hợp đồng, sử dụng lao động, rủi ro từ đối tác, bên thứ 3....Khi có những vấn đề phát sinh, nếu doanh nghiệp xây dựng được bộ máy pháp lý hoàn chỉnh thì sẽ hiệu quả đáng kể trong quá trình giải quyết tranh chấp. Một số lĩnh vực pháp luật mà các cán bộ cấp quản lý bắt buộc phải nắm bắt và cập nhật thường xuyên gồm: pháp luật doanh nghiệp; pháp luật hợp đồng; pháp luật về thương mại; pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội; pháp luật thuế; pháp luật về sở hữu trí tuệ...

Luật sư Jian Tan, Văn phòng Luật sư TAHOTA cho rằng: “Doanh nghiệp nên tạo điều kiện tốt cho bộ phận pháp chế để xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ...

Luật sư Jian Tan, Văn phòng Luật sư TAHOTA cho rằng: “Doanh nghiệp nên tạo điều kiện tốt cho bộ phận pháp chế để xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ..."

Tiếp lời, Luật sư Jian Tan, Văn phòng Luật sư TAHOTA cho rằng: “Doanh nghiệp nên tạo điều kiện tốt cho bộ phận pháp chế để xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ, phù hợp để góp phần quản trị rủi ro doanh nghiệp. Những người quản lý cấp cao, chủ doanh nghiệp cần có ý thức chú trọng và xây dựng bộ phận pháp lý hoạt động hiệu quả. Nếu người quản lý không tạo điều kiện, không có sự kết nối giữa các phòng ban thì sẽ tạo rào cản lớn trong quá trình hoạt động của đội ngũ pháp lý trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp với ngành nghề hoạt động đặc thù của mình đều cần tập hợp và hệ thống đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan, tạo thành thư viện pháp luật của doanh nghiệp để bất kỳ cán bộ, nhân viên nào cũng có thể truy cập và tra cứu thuận tiện nhất phục vụ công việc”.

Luật sư Nguyễn Hoàng Chương cần nhận định rõ pháp lý mình đang cần nằm trong lĩnh vực nào, để có thể thuê, hoặc xây dựng đội ngũ pháp lý phù hợp.

Luật sư Nguyễn Hoàng Chương cần nhận định rõ pháp lý mình đang cần nằm trong lĩnh vực nào, để có thể thuê, hoặc xây dựng đội ngũ pháp lý phù hợp.

Luật sư Nguyễn Hoàng Chương kiến nghị thêm, doanh nghiệp cần nhận định rõ pháp lý mình đang cần nằm trong lĩnh vực nào, để có thể thuê, hoặc xây dựng đội ngũ pháp lý phù hợp. Trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần có 1-2 nhân sự pháp lý để có những tư vấn cụ thể, đúng chuyên môn cần thiết.

Luật sư Bùi Thành Luật - Trưởng văn phòng Luật sư Bùi Thành Luật đặt câu hỏi cho các diễn giả.

Luật sư Bùi Thành Luật - Trưởng văn phòng Luật sư Bùi Thành Luật đặt câu hỏi cho các diễn giả.

Luật sư Jian Tan, Văn phòng Luật sư TAHOTA cho biết thêm, ngoài bộ phận pháp chế, các doanh nghiệp cũng nên phối hợp với các luật sư bên ngoài để giải quyết những trường hợp riêng biệt. Vì trong một số trường hợp, các văn phòng luật sẽ có chuyên môn sâu, chuyên biệt hơn để có hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Cuối buổi thảo luận các diễn giả có lời khuyên gửi tới các doanh nghiệp. Theo Luật sư Jian Tan, người làm luật phải luôn xúc tiến, theo kịp và nắm bắt tiến độ xã hội, từ đó cung cấp được cho doanh nghiệp những chuyên chế pháp lý phù hợp. Đối với bà Nguyễn Thị Cẩm Ninh, để dịch vụ pháp lý được đẩy mạnh, khi quản trị doanh nghiệp, hãy chuẩn bị bộ phận pháp lý, ít nhất là 1 đến 2 người để doanh nghiệp có thể đi được đường dài, đảm bảo sự ổn định. Ngoài ra, Luật sư Nguyễn Hoàng Chương đặt ra 3 từ khóa chính mà doanh nghiệp có thể sử dụng để quản trị pháp lý cho doanh nghiệp của minh: chuẩn hóa quy trình, đầu tư bộ phận chuyên trách về pháp lý và luôn sẵn sàng tâm thế, chuẩn bị cho mọi hoàn cảnh, để từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý tại doanh nghiệp.

TheoTạp chí Tài chính Doanh nghiệp
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global