Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Kiến nghị v/v Nghị định số 57/2020/NĐ-CP áp mức thuế xuất khẩu ống đồng mã HS 7411.10.00 tăng từ 0% lên 5%” - Việc áp thuế xuất khẩu đã trực tiếp tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa doanh nghiệp Việt và các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh Việt Nam có 04 Nhà sản xuất ống đồng điều hòa phục vụ ngành lạnh, Toàn Phát là doanh nghiệp duy nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc bị áp thuế xuất khẩu ống đồng. Các doanh nghiệp còn lại bao gồm Công ty TNHH sản phẩm Ngũ Kim Hailiang Việt Nam, Công ty TNHH công nghiệp Đồng Jintian Việt Nam, Công ty TNHH LS Metal Vina đều là doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài và được hưởng chính sách miễn thuế xuất khẩu. - Việc tăng thuế xuất khẩu ống đồng lên 5% của Nghị định 57/2020/NĐ-CP là đi ngược với chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam. Tính đến năm 2020, nhờ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt xuất khẩu của Chính phủ như Nghị định 122/2016/NĐ-CP với mức thuế xuất khẩu cho sản phẩm ống đồng mã HS 7411.10.00 là 0%, tỷ trọng xuất khẩu của ống đồng Toàn Phát đã tăng trưởng và hiện chiếm khoảng 70% sản lượng của Công ty. Với thuế xuất khẩu tăng này, doanh nghiệp sẽ không còn khả năng xuất khẩu và không tăng được đóng góp vào ngân sách như Chính phủ dự kiến. - Công ty Toàn Phát không xuất khẩu sản phẩm đi Trung Quốc: Công ty Toàn Phát là doanh nghiệp có 100% vốn Việt Nam và không phải là công ty con của doanh nghiệp Trung Quốc, cũng như hoàn toàn không chịu sự ảnh hưởng nào từ doanh nghiệp Trung Quốc hay bất cứ doanh nghiệp quốc tế nào. Với tỷ suất lợi nhuận khoảng 1% trên doanh thu, việc bị áp thuế xuất khẩu 5% trực tiếp đóng cánh cửa xuất khẩu của Công ty Toàn Phát, khiến cho doanh nghiệp đang bị rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn và đứng trước nguy cơ phá sản (sản lượng giảm sút nghiêm trọng đến trên 50%, số lượng nhân sự cắt giảm cũng khoảng 50%, nợ ngân hàng chuẩn bị đến hạn khoảng 700 tỷ đồng…). Trước tình hình cấp bách này, Công ty đã gửi đơn kiến nghị đến nhiều nơi (Bộ Tài chính, Vụ chính sách thuế, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan), nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thông tin và phản hồi chính thống nào về việc này. Với những trình bày trên, Công ty cổ phần ống đồng Toàn Phát đề xuất với Chính phủ, Bộ Tài chính gỡ bỏ mức thuế suất của mặt hàng ống đồng từ 5% trở lại mức 0% như trước, để giúp doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, bình đẳng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu…"

Thứ sáu, 02-10-2020 | 08:58:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Kiến nghị v/v Nghị định số 57/2020/NĐ-CP áp mức thuế xuất khẩu ống đồng mã HS 7411.10.00 tăng từ 0% lên 5%” - Việc áp thuế xuất khẩu đã trực tiếp tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa doanh nghiệp Việt và các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh Việt Nam có 04 Nhà sản xuất ống đồng điều hòa phục vụ ngành lạnh, Toàn Phát là doanh nghiệp duy nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc bị áp thuế xuất khẩu ống đồng. Các doanh nghiệp còn lại bao gồm Công ty TNHH sản phẩm Ngũ Kim Hailiang Việt Nam, Công ty TNHH công nghiệp Đồng Jintian Việt Nam, Công ty TNHH LS Metal Vina đều là doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài và được hưởng chính sách miễn thuế xuất khẩu. - Việc tăng thuế xuất khẩu ống đồng lên 5% của Nghị định 57/2020/NĐ-CP là đi ngược với chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam. Tính đến năm 2020, nhờ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt xuất khẩu của Chính phủ như Nghị định 122/2016/NĐ-CP với mức thuế xuất khẩu cho sản phẩm ống đồng mã HS 7411.10.00 là 0%, tỷ trọng xuất khẩu của ống đồng Toàn Phát đã tăng trưởng và hiện chiếm khoảng 70% sản lượng của Công ty. Với thuế xuất khẩu tăng này, doanh nghiệp sẽ không còn khả năng xuất khẩu và không tăng được đóng góp vào ngân sách như Chính phủ dự kiến. - Công ty Toàn Phát không xuất khẩu sản phẩm đi Trung Quốc: Công ty Toàn Phát là doanh nghiệp có 100% vốn Việt Nam và không phải là công ty con của doanh nghiệp Trung Quốc, cũng như hoàn toàn không chịu sự ảnh hưởng nào từ doanh nghiệp Trung Quốc hay bất cứ doanh nghiệp quốc tế nào. Với tỷ suất lợi nhuận khoảng 1% trên doanh thu, việc bị áp thuế xuất khẩu 5% trực tiếp đóng cánh cửa xuất khẩu của Công ty Toàn Phát, khiến cho doanh nghiệp đang bị rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn và đứng trước nguy cơ phá sản (sản lượng giảm sút nghiêm trọng đến trên 50%, số lượng nhân sự cắt giảm cũng khoảng 50%, nợ ngân hàng chuẩn bị đến hạn khoảng 700 tỷ đồng…). Trước tình hình cấp bách này, Công ty đã gửi đơn kiến nghị đến nhiều nơi (Bộ Tài chính, Vụ chính sách thuế, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan), nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thông tin và phản hồi chính thống nào về việc này. Với những trình bày trên, Công ty cổ phần ống đồng Toàn Phát đề xuất với Chính phủ, Bộ Tài chính gỡ bỏ mức thuế suất của mặt hàng ống đồng từ 5% trở lại mức 0% như trước, để giúp doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, bình đẳng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu…"

Tình trạng: Chưa phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Công ty cổ phần ống đồng Toàn Phát (địa chỉ tầng 3 tòa CT2 chung cư Vinahud Cửu Long, số 536, Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội)

Công văn: 1577/PTM - KHTH, Ngày: 22/09/2020

Nội dung kiến nghị:

Công ty cổ phần ống đồng Toàn Phát nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài với tỷ trọng chiếm trên 80% trong tổng lượng nguyên liệu sản xuất (thậm chí năm 2019 và 2020 tỷ trọng này còn lên đến gần 90%); trong khi đó tỷ lệ xuất khẩu của Công ty chiếm khoảng 70%. Như vậy Công ty vẫn đang nhập khẩu nguyên liệu về để sản xuất và bán hàng trong nước. Điều này khẳng định Công ty không dùng nguyên liệu sản xuất trong nước để xuất khẩu.

Sản phẩm được xuất khẩu là thành phẩm ống đồng dùng cho ngành lạnh, với khách hàng là các nhà thầu xây dựng, nhà thương mại và đơn vị sản xuất. Để sản xuất ra sản phẩm này, Công ty Toàn Phát đã đầu tư hơn 700 tỷ đồng để xây dựng và vận hành 02 nhà máy tại Hưng Yên với tổng diện tích lên đến 6,5 ha; chi phí để sản xuất ra sản phẩm có thể lên tới hàng ngàn đô la Mỹ mỗi tấn. Sản phẩm ống đồng Toàn Phát không phải là “sản phẩm đơn giản, chi phí thấp, giá trị gia tăng không lớn, với bản chất là xuất khẩu nguyên liệu”.

Chi tiết kiến nghị tại đường link: https://tinyurl.com/nq35knT8-2

 


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài chính

Công văn: , Ngày:

Nội dung trả lời:

Ý kiến bạn đọc (0)