Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Đề xuất và hiến kế tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển kinh tế thời kỳ dịch bệnh

Thứ sáu, 25-06-2020 | 08:27:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Đề xuất và hiến kế tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển kinh tế thời kỳ dịch bệnh

Tình trạng: Phản hồi chưa đầy đủ

Đơn vị kiến nghị: Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ (CLB Sao Đỏ)

Công văn: 0826/ PTM - KHTH, Ngày: 12/06/2020

Nội dung kiến nghị:

  1. Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia Chống suy thoái kinh tế do dịch Covid-19

Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch hoạt động rất hiệu quả. Vì vậy, cần thiết có Ban chỉ đạo quốc gia Chống suy thoái kinh tế do dịch Covid-19.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang lớn đang điều hành doanh nghiệp theo đúng mô hình phát triển bền vững với cả 3 mục tiêu:

(1) Ứng phó tốt nhất với tác động của dịch bệnh

(2) Đưa ra các giải phát phục hồi và tái khởi động sản xuất kinh doanh

(3) Bám sát mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.

Để các doanh nghiệp có thể triển khai hiệu quả mô hình điều hành kinh doanh này, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, chúng tôi cho rằng việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phục hồi kinh tế do dịch Covid-19 bây giờ là điều có ý nghĩa hết sức to lớn khẳng định sự đồng hành và quyết tâm của Chính phủ.

Ban chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, có sự tham gia của đại diện các Bộ, Ban, Ngành và sự tham gia của đại diện doanh nghiệp, người lao động.

Ban chỉ đạo có quyền đưa ra các quyết sách đặc thù như trong thời chiến nhằm đảm bảo các quyết sách được thực thi tức thời trên mặt trận chống suy thoái kinh tế, chống thất nghiệp và đặc biệt không hồi tố.

  1. Về chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh

Thủ tục hành chính, thủ tục pháp lý cần theo hướng giải quyết nhanh gọn, cắt giảm và đơn giản hóa hơn nữa. Thực tế, dù cấp trên đã tháo gỡ, thông suốt về chủ trương nhưng cấp dưới vẫn gây nhiều khó khăn, vướng mắc. Đây chính là một nút thắt lớn ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.

Cho phép những dự án đang triển khai trước dịch được khởi động lại. Thậm chí có cơ chế vừa làm, vừa hoàn thiện thủ tục.

  1. Về thuế, lãi suất

- Việc giãn và hoãn các khoản nợ cho các phần vốn đã vay từ trước dịch đến nay cũng như các khoản nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội là hết sức quan trọng, cần phải làm ngay và luôn vì các doanh nghiệp bây giờ đang bị mất cân đối dòng tiền, cần nhà nước có cơ chế cùng các tổ chức tín dụng giảm lãi suất, gia hạn nợ để hoạt động.

- Các loại thuế giảm đồng đều cho tất cả các doanh nghiệp mà không cần phải chờ báo cáo mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp tránh được cơ chế “xin – cho”.

  1. Về thị trường và chuỗi cung ứng:

Thực tế ảnh hưởng của đại dịch đã dẫn đến việc rất nhiều các Tập đoàn đa quốc gia đang cơ cấu lại chuỗi cung ứng. Cùng với tuyên bố của Tổng thống Hoa kỳ Trump ngày 06/5 vừa qua, nguy cơ một cuộc chiến Thương Mại luôn tiềm ẩn giữa Mỹ và Trung Quốc. Song song đó, với việc thay đổi lại hệ thống cung ứng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Nhật rời khỏi Trung Quốc của chính phủ Nhật, chúng tôi cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục thúc đẩy nhanh chóng hoàn thiện thể chế, tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đón bắt xu thế này.


Đơn vị phản hồi: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Công văn: 10239/BTC - TCT, Ngày: 25/08/2020

Nội dung trả lời:

  • Bộ tài chính                    

a) Các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí đã ban hành

Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch Covid-19 phù hợp với bối cảnh, điều kiện của đất nước, đồng thời tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triến kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020 theo chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Bộ Tài chính đã nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tể, cụ thể:

  • Thời gian qua, Bộ Tài chính đã theo dõi sát diễn biến tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế (tại các quốc gia đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19) cũng như khuyến nghị của các tố chức quốc tế (WB,

khả năng của ngân sách để trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh, thuê thu nhập doanh nghiệp) và tiền thuê đất cho hầu hết các đối tượng gặp khó khăn đo tác động của dịch bệnh Covid-19.

  • Đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngàỵ 25/5/2020 sửa đổi Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, trong đó đã giảm thuế 24 nhóm mặt hàng nhàm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đấy phát triển các ngành nông nghiệp, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô.
  • Đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP ngàv 28/6/2020 quy định giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
  • Đã trình Chính phủ để báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 ngày 2/6/2020 về điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế và người phụ thuộc để giảm nghĩa vụ thuế cho cá nhân.
  • Đã trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội thông qua Nghị quyết số 116/2020/QH14 ngàỵ 19/6/2020 về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.
  • Đã trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội thông qua Nghị quyết số 107/2020/QH14 ngày 10/6/2020 về tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025.
  • Đã trình Chính phủ để báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 979/2020/ƯBTVQH14 ngày 27/7/2020 về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
  • Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 về việc giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
  • Bộ Tài chính đã chủ động, chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát để ban hành theo thẩm quyền (hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) và đã ban hành các vãn bản miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, cụ thể như:

+ Miễn lệ phí môn bài đối với nhiều đối tượng như: hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập mới trong năm đầu; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống;...

+ Miễn thuế nhập khẩu kịp thời đối với nguyên liệu sản xuất và một số mặt hàng phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.

+ Đã phối hợp với các Bộ rà soát, xây dựng và ban hành 21 Thông tư điều chỉnh mức thu phí, lệ phí đang được quy định tại 31 Thông tư thu phí, lệ phí hiện hành, qua đó giảm nhiều khoản phí, lệ phí với mức giảm cao như: giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp; giảm 67% mức phí công bố thông tin doanh nghiệp; giảm từ 50-70% phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính; giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tố chức tín dụng; giảm 50% mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế dự án đầu tư xây dựng; giảm 50% mức thu 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán; giảm 30% mức phí khai thác dữ liệu khí tượng thủy văn...

b) Các giải pháp trong thòi gian tới và tổ chức triển khai thực hiện

Việc khôi phục dần các hoạt động trên cơ sở nới lỏng giãn cách xã hội cũng đang là lực đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển và đây cũng chính là thời điểm bước vào giai đoạn mới của thực hiện nhiệm vụ kép vừa tiếp tục chống dịch vừa thực hiện phục hồi kinh tế xã hội. Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời nắm bắt được các cơ hội phát triển, Bộ Tài chính sẽ tập trung thực hiện các giải pháp sau:

  • Trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngàỵ 01/9/2016 để tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong thời gian qua nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cao; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực da giày, dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản,...
  • Trình Chính phủ ban hành Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngàv 31/12/2020.
  • Xây dựng Nghị định ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực thi Hiệp định EVFTA theo trình tự thủ tục rút gọn để kịp thời ban hành ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
  • Hỗ trợ từ NSTW năm 2020 cho cơ quan báo chí để thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và nhiệm vụ chính trị khác, tháo gõ' khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
  • Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để tiếp tục thực hiện rà soát, cắt giảm các khoản phí, lệ phí để giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân.

Bộ Tài chính sẽ tổng kết quá trình thực hiện các giải pháp đã ban hành và các giải pháp được triển khai theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ; tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế; tổng hợp các kiến nghị của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp để nghiên cứu, rà soát đánh giá tổng thể, đề xuất giải pháp phù hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định nhằm tháo gõ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường.

c) về đề xuất giãn và hoãn các khoản nợ cho các phần vốn đã vay từ trước dịch, nhà nước có cơ chế cùng các tồ chức tín dụng giảm lãi suất, gia hạn nợ

Các kiến nghị trên không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, đề nghị VCCI tổng hợp ý kiến của Ngân hàng Nhà nước đối với các kiến nghị này.

Ý kiến bạn đọc (0)