Biến thể Lambda đặt ra thách thức mới trên toàn cầu

Sina ngày 10.8 đưa tin, Kim Đông Nhạn - Giáo sư Viện Y sinh học thuộc Đại học Kong (Trung Quốc) - chỉ ra rằng, biến thể Lambda có khả năng lây lan nhanh hơn so với biến thể Delta.

Theo kết quả phân tích gene, biến thể Lambda có 5 đột biến gene mới, trong đó 03 đột biến là RSYLTPGD246-253N, 260L452Q, F490S có khả năng chống lại hoặc trung hòa kháng thể trong vaccine ngừa COVID-19 và 2 đột biến là T76I, L452Q có khả năng thoát miễn dịch mạnh hơn so với biến thể Delta.

Nhóm chuyên gia y tế Đại học San André, Bolivia cho biết, ngoài triệu chứng gần giống các triệu chứng phổ biến của các bệnh nhân COVID-19, như ho, sốt, mất vị giác, mất khứu giác, đau cơ thể và khó thở, người nhiễm biến thể Lambda còn có các triệu trường liên quan đến đường ruột.

Biến thể Lambda của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 8.2020 tại Peru và nhanh chóng lây lan ra 41 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu, như Mỹ, Peru, Chile, Argentina, Brazil, Colombia, Nhật Bản... Tháng 6.2021, Tổ chức Y tế Thế giới đưa biến thể Lambda vào danh sách “biến thể gây quan ngại”, độ nguy hiểm thấp hơn so với biến thể Delta.

Phát hiện bệnh nhân nhiễm biến thể Lambda sau khi xét nghiệm nhanh. Ảnh: AFP
Phát hiện bệnh nhân nhiễm biến thể Lambda sau khi xét nghiệm nhanh. Ảnh: AFP

Tuy tốc độ lây lan nhanh, nhưng đến thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ nghiên cứu nào khẳng định, các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay không thể chống lại biến thể Lambda. Theo kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia y học thuộc trường Đại học New York, Mỹ, các loại vaccine COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA có thể sản sinh kháng thể “vừa phải” đối với kháng thể này. Do đó, tiêm chủng vaccine vẫn là biện pháp phòng ngừa COVID-19 hiệu quả nhất hiện nay.

Ngoài chủ động tiêm chủng vaccine, người dân cũng cần nâng cao ý thức phòng chống dịch, như: Đeo khẩu trang, sát trùng tay, không tụ tập đông người, tránh để dịch COVID-19 tiếp tục lây lan và sản sinh ra các biến chủng mới nguy hiểm hơn.

Việc liên tục xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã đặt ra một thách thức mới cho ngành Y tế toàn cầu. Do đó, thời gian tới, ngành Y tế thế giới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu để đề ra phương án đối phó kịp thời với các loại biển chủng mới; đề ra phương án trộn vaccine nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong phòng ngừa các loại biển thể mới; phát triển vaccine có khả năng chống lại các loại biến chủng của virus SARS-CoV-2, phù hợp với cơ địa người của người dân Châu Á, Châu Âu. Đồng thời, các cơ quan quản lý y tế các nước cần chia sẻ kết quả nghiên cứu, chung tay hợp tác phát triển vaccine COVID-19 nhằm tạo miễn dịch toàn cầu.